Kết luận của Hội đồng bầu cử tại Phiên họp thứ 4

Ngày 6 tháng 5 năm 2011, Hội đồng bầu cử đã tiến hành họp phiên thứ tư dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử. Hội đồng bầu cử đã nghe và cho ý kiến

 
   

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ
__________

Số: 382/HĐBC

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_________________________

 

Hà Nội, ngày 9  tháng 5  năm 2011

 

KẾT LUẬN

CỦA HỘI ĐỒNG BẦU CỬ TẠI PHIÊN HỌP THỨ 4

 

Ngày 6 tháng 5 năm 2011, Hội đồng bầu cử đã tiến hành họp phiên thứ tư dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử. Hội đồng bầu cử đã nghe và cho ý kiến:

-  Báo cáo tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016  từ sau phiên họp thứ ba đến nay;

- Báo cáo về tình hình chuẩn bị và tổ chức các hội nghị cử tri để những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp vận động bầu cử;

- Báo cáo về việc đảm bảo kinh phí bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Hội đồng bầu cử đã thảo luận và có ý kiến như sau:

Về tình hình triển khai công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 từ phiên họp thứ ba đến nay được các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương phối hợp đồng bộ, tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm, đảm bảo đúng tiến độ quy định của pháp luật, tạo được không khí cởi mở, dân chủ; cơ quan thông tấn báo chí phản ánh kịp thời, nhân dân quan tâm.

Từ nay đến ngày bầu cử (22/5/2011), thời gian chỉ còn hơn hai tuần, Hội đồng bầu cử đề nghị các cơ quan từ trung ương đến địa phương phát huy kết quả đã đạt được, khẩn trương triển khai các công việc còn lại theo luật định; bảo đảm việc chuẩn bị cho công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016 với kết quả tốt nhất; không chủ quan mất cảnh giác, lường tính hết các tình huống phức tạp có thể xảy ra, chủ động có các biện pháp ứng phó kịp thời, nhất là ngay trong ngày bầu cử, để ngày bầu cử thật sự là ngày hội của toàn dân, cử tri đi bầu đông đủ, bầu đủ số lượng, bầu được người tiêu biểu có đức, có tài, Hội đồng bầu cử tập trung chỉ đạo giải quyết một số công việc chính như sau:

1. Chỉ đạo việc tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc giữa những người ứng cử với cử tri để thực hiện vận động bầu cử bằng các hình thức mạn đàm, trao đổi về tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của người ứng cử. Các cơ quan tuyên truyền ở địa phương cần đăng tin, ảnh, tiểu sử tóm tắt và chương trình hành động để cử tri biết và lựa chọn. Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo hướng dẫn chặt chẽ việc tổ chức tiếp xúc cử tri theo hướng: tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc cử tri giữa người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã một cách hợp lý, đảm bảo đủ thời gian để người ứng cử trình bày và trao đổi với cử tri; hạn chế tình trạng tổ chức chung các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân vào cùng một ngày tại cùng một địa điểm. Thông qua việc tiếp xúc cử tri với người ứng cử để cử tri lựa chọn và bầu được những đại biểu xứng đáng đại diện cho ý chí và quyền làm chủ của mình.

2. Đẩy mạnh công tác thông tin, truyên truyền về bầu cử, tổ chức đa dạng các hình thức thông tin, truyên truyền như kẻ vẽ pa nô, áp phích, tranh cổ động tại các khu vực đông dân cư và các địa điểm bỏ phiếu... tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các buổi sinh hoạt văn nghệ, coi trọng công tác tuyên truyền miệng...Nội dung tuyên truyền tập trung vào việc nghiên cứu về tiểu sử tóm tắt, chương trình hành động của những người ứng cử; tuyên truyền về cách thức bỏ phiếu, nội quy phòng bỏ phiếu...Ngoài ra, Tiểu ban thông tin truyên truyền cần hướng dẫn hoạt động cho các phóng viên báo chí trong và  ngoài nước tham gia đưa tin nhanh chóng, chính xác về cuộc bầu cử.

3. Các cấp, các ngành có kế hoạch và phương án bảo vệ, dự kiến các tình huống phức tạp có thể xảy ra nhất là trong ngày bầu cử; phát huy tinh thần cảnh giác của nhân dân để đề phòng sự phá hoại của các thế lực thù địch đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội đồng thời duy trì chế độ trực ban, giao ban thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng bảo vệ bầu cử. Bảo đảm thông tin thông suốt, kịp thời trong quá trình bầu cử; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các lực lượng hữu quan trên địa bàn đảm bảo cuộc bầu cử tiến hành đạt kết quả tốt nhất.

4. Tập trung giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo đối với người ứng cử và tố cáo, khiếu nại trong các lĩnh vực khác để nhân dân tham gia cuộc bầu cử với tinh thần phấn khởi đạt kết quả cao.

5. Tiếp tục thực hiện kế hoạch giám sát bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 (Đợt III) với tinh thần thiết thực giúp địa phương phát huy kết quả và khắc phục kịp thời những hạn chế trong quá trình chuẩn bị và thực hiện cuộc bầu cử.

Hội đồng bầu cử đề nghị các cơ quan ở trung ương và địa phương, từ nay đến ngày bầu cử trong quá trình chuẩn bị nếu còn vướng mắc phát sinh, cần kịp thời báo cáo Hội đồng bầu cử, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để giải quyết theo Luật định.

 

 

Nơi nhận:

- Thành viên Hội đồng bầu cử;

- Ủy ban thường vụ Quốc hội;

- Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố;

- Các Tiểu ban giúp việc HĐBC;

- Văn phòng TW; Văn phòng Quốc hội; Văn phòng Chính phủ;

- Ban Tuyên giáo TW;

- Các Bộ: Nội vụ, Công an, Quốc phòng, Văn hóa – thể thao và du lịch, Tài chính, Thanh tra Chính phủ;

- Báo Nhân dân; Thông tấn xã VN;

- Đài Truyền hình VN; Đài Tiếng nói VN;

-  Lưu: VT, CTĐB.

TM. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ

KT. CHỦ TỊCH

TỔNG THƯ KÝ

(đã ký)

Phạm Minh Tuyên

 

In trang
Các bài viết khác